Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết hơn nhưng do sức khỏe và khả năng miễn dịch của trẻ còn non yếu nên mức độ nguy hiểm hơn. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững kiến thức về bệnh viêm phổi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Vào mùa này, Khoa Sơ sinh rất đông bệnh nhân, và không nằm ngoài những cảnh báo chung về bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt tỷ lệ trẻ bị viêm phổi nặng phải cấp cứu cũng tăng mạnh. Vậy đâu là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm phổi cho bé, và các triệu chứng nghiêm trọng là gì? Hãy cùng với chúng tôi theo dõi kỹ hơn qua bài viết này nhé!
Dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh viêm phổi
Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh khi viêm phổi là ho và ho ra chất nhầy ướt hoặc đờm.
Những triệu chứng có thể bao gồm:
– Sốt nhẹ.
– Ho đờm.
– Thở khò khè, thở nhanh (đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên, gọi là thở nhanh khi nhịp thở >60 lần/phút ở trẻ sơ sinh)
– Khó thở, dễ thấy nhất là dấu co lõm ngực (xem hình bên dưới)
– Thường hay quấy khóc.
– Bỏ bú hoặc bú kém.
– Ngưng thở hoặc tím, nhất là trẻ sinh non.
Khi có triệu chứng rõ ràng sau thì bệnh viêm phổi đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, đáp ứng kém với kích thích, li bì, bú kém hoặc bỏ bú, chướng bụng, nôn nhiều, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái…Cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Khi mà trẻ có biểu hiện sốt, bỏ bú, thở nhanh… Thì phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời; tránh biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.
Cha mẹ cần học cách quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng. Và cần quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Không nên quan sát khi trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ thở nhanh, sẽ thấy sự di động nhanh hơn những ngày trẻ bình thường.
Cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra bệnh
Như các mẹ cũng đã biết viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể xảy ra quanh năm nhưng thời gian bị nhiều nhất. Và cũng hay gặp nhất chính là vào lúc chuyển mùa do thời tiết lạnh gây ra. Lúc này sức đề kháng của trẻ cũng bị giảm sút đi. Từ đó giúp tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn cúm có cơ hôi xâm nhập mũi họng và đi xuống phổi gây ra bệnh viêm phổi.
Do đó ngay lúc này tìm được cách phòng chống viêm phổi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết nhất.
Những cách phòng tránh
– Để phòng bệnh nói chung và phòng bệnh viêm phổi nói riêng. Thì trẻ sơ sinh cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Và kéo dài đến ít nhất 24 tháng tuổi.
– Mẹ và người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thường xuyên bằng nguồn nước sạch. Và cần phải luôn giữ gìn vệ sinh môi trường.
– Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người. Và không cho trẻ tiếp xúc với người có bệnh lý đường hô hấp. Như thế để ngăn chặn nguy cơ bị viêm phổi từ người sang người.
– Luôn nhắc nhở người thân trong gia đình không được hút thuốc.
– Luôn vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phòng ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, kín gió mỗi khi thời tiết trở lạnh.
– Khi trẻ có những dấu hiệu về hô hấp, không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Mà cần phải đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế gần nhất. Đây là cách phòng tránh viêm phổi cho trẻ sơ sinh an toàn; mà không sợ bị tác dụng phụ từ thuốc.
– Theo dõi sát trẻ để phát hiện những triệu chứng nặng, như: khó thở, thở co lõm ngực, sốt cao, thở nhanh. Thì lúc đó phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay và điều trị kịp thời.
– Nên tiêm chủng vaccin theo đúng lịch, việc này sẽ giúp bảo vệ chống lại một số bệnh hô hấp gây ra do Hib (H. influenza), phế cầu…