Tôi mới kết hôn được vài tháng, cuộc sống sau hôn nhân rất êm đềm, trừ khi người vợ giận dỗi, nổi nóng mắng chồng như mắng con. Tính cách của vợ tôi đã trở nên nổi tiếng khắp khu phố. Giọng nói của cô ấy lanh lảnh, khi cô ấy lớn tiếng thì cả con hẻm đều có thể nghe rõ. Một số người hàng xóm thậm chí còn hỏi: “Làm thế nào tôi có thể sống với một người vợ như vậy?”. Nhưng đến khi nghe cuộc hội thoại của vợ với người chị gái tôi mới giật mình cuộc hội thoại như với kẻ thù.
Sự bế tắc của người chồng
Tôi cứ nghĩ vợ chỉ đối xử với chồng như thế thôi. Không ngờ hôm qua, khi nghe cuộc điện thoại của vợ với chị gái, tôi điêu đứng. Cô ấy hét toáng lên, dùng những lời lẽ vô phép để nói chị gái mình. Tôi nghe mà đầu óc quay cuồng.
Xong rồi, cô ấy còn vứt điện thoại lên tủ và lẩm bẩm mắng tiếp. Tôi hỏi, vợ còn nói do chị ấy tranh giành tiền bạc gì đó của bên nhà ngoại cho. Cô ấy không chịu được nên mắng cho hả dạ.
Tôi chán vợ thật sự. Cứ tiếp diễn thế này, tôi không thể chịu đựng được vợ nữa. Càng sợ cảnh có con, đứa bé sẽ học theo mẹ nó. Tôi phải làm sao để vợ dịu dàng, ăn nói lễ phép hơn đây? (quantuan…@gmail.com)
Xây dựng mối quan hệ trong gia đình
Trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng hội nhập và phát triển; gia đình Việt Nam đang ngày càng phức tạp và đa dạng do nhiều thay đổi: sự giảm nhanh chóng mức sinh; tuổi kết hôn được nâng cao, có những người không kết hôn trong cả cuộc đời; gia tăng ly hôn, sinh con ngoài giá thú. Đặc biệt là những thay đổi trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ – con cái… Điều này đã và đang tác động vào nền tảng hạnh phúc gia đình (đặc biệt là xu hướng đề cao cá nhân).
Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng gia đình; văn hóa gia đình nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực. Đồng thời, hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
Trong nhiều giải pháp được đưa ra hiện nay, có thể nhận thấy rằng, một trong những giải pháp quan trọng và mang tính bền vững nhất chính là xây dựng các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, bao gồm: mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ cha mẹ – con cái, mối quan hệ ông bà – con cháu, mối quan hệ anh chị em trong gia đình…trong đó, mối quan hệ vợ chồng được đặc biệt coi trọng bởi đây là mối quan hệ đầu tiên và cơ bản nhất nhằm duy trì sự bền vững của gia đình.
Chia sẻ của chuyên gia
Sợi dây ràng buộc, gắn bó vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình không chỉ là những mối liên hệ vật chất mà còn là những mối liên hệ tình cảm. Do đó, các tiêu chí trong mối quan hệ vợ chồng: sự chung thủy; tôn trọng và yêu thương lẫn nhau và chia sẻ tinh thần, trách nhiệm, tình cảm với nhau giữa vợ và chồng… Điều này sẽ tạo nên sự ổn định về tinh thần, sự cân bằng về tâm lý cho mỗi thành viên trong gia đình.
Để thay đổi được tâm tính của một người, bạn cần phải cho người đó và chính mình một khoảng thời gian và sự kiên nhẫn. Bạn càng nóng nảy, càng chán nản thì mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn.
Bước đầu, bạn nên có một cuộc nói chuyện với vợ. Hãy nói với cô ấy về hậu quả của việc hung dữ, vô lễ và ăn nói thiếu suy nghĩ. Việc này không chỉ khiến cô ấy trở nên khó gần; mất thiện cảm trong mắt những người xung quanh. Nó còn tự hạ thấp danh dự, nhân phẩm của bản thân.
Bạn cũng cần mua cho vợ những cuốn sách dạy giao tiếp, tập kiềm chế bản thân. Đồng thời, khuyến khích cô ấy tập yoga, ngồi thiền để ổn định tâm tính. Trong quá trình đó, bạn nên đối xử với vợ tinh tế và vui vẻ. Để cô ấy tự mình nhìn nhận lại bản thân và có động lực thay đổi. Không nên thúc ép, cau có, mắng mỏ vợ. Điều này sẽ chỉ càng khiến cô ấy bực bội và hung dữ hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hai bên gia đình cùng khuyên can. Qua đó để vợ bạn có thể thay đổi tốt hơn từng ngày.