Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là với đối tượng giới trẻ – những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng từ công việc. Việc người bệnh lựa chọn được phương pháp chữa trị bệnh đúng sẽ giúp làm thuyên giảm triệu chứng, đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa trong cơ thể. Ngay sau đây, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số phương thuốc Đông y giúp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, an toàn và lành tính, không mang đến tác dụng phụ sau này.
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có tên khoa học là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD). Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Các biểu hiện của bệnh của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
– Cảm giác nóng rát sau xương ức hoặc cuống họng (ợ nóng), đôi khi ợ chua (acid).
– Đau vùng ngực trước tim.
– Khó nuốt cảm giác vướng và như muốn nghẹn, như có đờm vướng mắc tại cổ họng.
– Ho khan, viêm họng hay tái diễn.
– Buồn nôn, hay ọe khi đánh răng.
– Cảm giác luôn vướng mắc trong cổ họng.
Căn bệnh này thường hay tái diễn, khó chữa khỏi. Nhiều người chữa nhiều nơi không khỏi, lâu ngày sinh chứng trầm cảm và bi quan, thậm chí còn có các hành động không đúng đắn. Hơn nữa nếu để lâu bệnh có thể gây ra biến chứng như: Loét thực quản, ung thư thực quản, chít hẹp thực quản
Nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày
– Nhịn ăn sáng: Đây là một trong các vấn đề lo ngại nhất vì ăn tối khoảng 18h đến 6h sáng hôm sau là 12 giờ, đến trưa là 18h không có thức ăn trong bụng. Lượng acid trong dạ dày rất nhiều khiến nó phải tăng tiết chất nhầy musin ra để trung hòa. Tuy nhiên lượng này không đủ, trong khi dạ dày vẫn thường xuyên co bóp; tống acid dạ dày lên thực quản dẫn đến viêm thực quản. Về lâu dần nó sẽ làm cơ đóng thực quản tổn thương. Từ đó lượng acid trào ngược ngày càng tăng lên.
– Stress: Sự căng thẳng trong công việc, các mối quan hệ, đặc biệt trong gia đình thời đại dịch bệnh COVID-19, kinh tế khó khăn đẫn đến dễ cáu bẳn, gây ra xung đột trong gia đình. Khi cơ thể căng thẳng lượng acid dạ dày tiết ra quá nhiều không theo sinh lý, thậm chí tăng hơn nhiều lần làm cho viêm dạ dày tá tràng và trào ngược dịch mật, dịch vị. Vì vậy, mỗi lần căng thẳng ta hay thấy đắng họng, hay đau tức vùng mỏ ác dưới xương ức (thượng vị).
– Dùng thuốc: Một số thuốc gây rối loạn tiết acid dạ dày, một số gây tăng tiết. Phần nhiều thuốc tây y đều làm ảnh hưởng đến dạ dày, đặc biệt dòng kháng sinh.
– Và một số nguyên nhân khác như: Mang thai, thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, các bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản
Những phương thuốc Đông y giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày
– Bài 1 là tiêu giao tán: Bạch linh 10g, bạch truật 10g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, đương quy 08g, cam thảo 5g, đại táo 3 quả, gừng 3 lát, bạc hà 8g sắc uống ngày 1 thang.
– Bài 2 là bình vị tán: Thương truật 8g, hậu phác 12g, trần bì 8g, cam thảo 5g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
– Bài 3 là tuyền phúc đại giả thang: Tuyền phúc hoa 20g, đại giả thạch chế 30g, đẳng sâm 12g, bán hạ 8g, đại táo 12g, sinh khương 3g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác khá hiệu quả như sau:
– Tâm lý liệu pháp: Là phương pháp điều chỉnh tâm lý và hành vi nhằm mục đích giảm stress; lo lắng để điều tiết theo cơ chế thần kinh.
– Thay đổi chế độ sinh hoạt (thay đổi nền): Ăn đúng bữa, ngủ nghỉ hợp lý, đúng giờ giấc.
– Các liệu pháp như yoga, thể dục, …
– Thuốc: Hiện nay ưu thế dùng thuốc đông y vì độ an toàn cao, ít tác dụng không mong muốn. Mặt khác sau khi bệnh khỏi bạn cần duy trì chế độ ăn uống; ngủ nghỉ hợp lý thì bệnh tình mới ít khi tái phát.