Hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 42 Second

Thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây thì cho thấy: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng rất nhiều, có đến 80% trẻ 4 – 8 tuổi bị bệnh sâu răng, và hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Khi răng bị sâu có thể gây đau nhức và hôi miệng, nếu răng bị tổn thương nặng thậm chí có thể bị mất răng. Đặc biệt đối với trẻ em, sâu răng càng khiến chúng khó chịu hơn, vì trẻ nhỏ có khả năng chịu đau kém hơn người lớn. Để con bạn luôn khỏe mạnh trong năm học mới, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng và các bước phòng tránh dưới đây nhé.

Sâu răng là bệnh gì?

Sâu răng là quá trình hư hại men răng và ngà răng, xảy ra do vi khuẩn sản sinh ra acid nhờ sử dụng các chất bột đường bám trên răng theo thời gian

Nguyên nhân gì gây ra bệnh sâu răng?

Cần tối thiểu bốn yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương sâu răng. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn, chất bột đường và thời gian.

Nguyên nhân gì gây ra bệnh sâu răng?
Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ

Sau khi ăn, đường và tinh bột có trong thức ăn sẽ tạo thành mảng bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn lên men thành axit  gây xói mòn men răng tạo ra các lổ nhỏ li ti. Sau đó, vi khuẩn và axit tiếp tục tác động đến phần răng bị tổn thương và gây sâu răng.

Điều kiện sống được nâng cao đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống của người Việt trong những năm gần đây thay đổi nhiều. Nếu trước đây người Việt Nam ăn uống lành mạnh hơn với các loại thức ăn tươi. Thì hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có đường ngày càng phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân gây các bệnh răng miệng ở trẻ em.

Cần điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em sớm

Có quan niệm cho rằng khi vẫn là răng sữa thì thế nào cũng được thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Vì răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Nó hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc.

Khi trẻ bị mất răng cối sữa sớm, các răng ở phía sau răng bị mất sẽ di gần vào khoảng trống mất răng. Điều này gây thiếu chổ cho các răng vĩnh viễn mọc thay thế. Và hậu quả là bé sẽ có hàm răng mọc xô lệch, kém thẩm mỹ.

Trẻ em bị sâu răng thì phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng cần nhanh chóng khắc phục. Nếu không có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn gây ra mọc lệch, mọc chậm hay tiêu xương hàm. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các trung tâm nha khoa. Hoặc bệnh viện chuyên điều trị răng miệng cho trẻ để bác sĩ khám tình trạng thực tế của lổ sâu; và cho giải pháp thích hợp. Trám lổ sâu răng, điều trị tuỷ răng hoặc bôi thuốc phòng ngừa sâu răng… Là những cách điều trị sâu răng ở trẻ em.

Trẻ bị sâu răng thì phải làm sao?
Trẻ em bị sâu răng thì phải làm như thế nào?

Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa bệnh sâu răng?

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng bằng cách đánh răng phù hợp cho trẻ

  • Từ 8 tháng tuổi: Bé bắt đầu mọc răng sữa.
  • Giai đoạn từ một tuổi đến 2 tuổi: Cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên; thì bạn cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
  • Khi trẻ 3 – 6 tuổi: Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng. Nó sẽ chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
  • Trẻ 6 – 9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách.
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Hoặc tốt nhất là đánh răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi lần đánh răng 2-3 phút

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ theo cách khác

– Hiệu quả và đơn giản nhất để phòng ngừa sâu răng là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Và mảng bám được tích tụ qua thời gian lâu ngày. Cho nên việc giữ cho răng sạch không có mảng bám; chúng ta cần thực hành hàng ngày tạo nên thói quen chăm sóc răng miệng từ khi trẻ còn nhỏ

– Cắt giảm thức uống có đường, đồ ăn nhiều tinh bột

– Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở vùng kẽ răng nơi mà bàn chải không thể làm sạch được

– Sử dụng sealant nha khoa (một lớp cement phủ trên mặt nhai của răng nhằm chống sâu răng xâm nhập vào trũng rãnh của răng)

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha + 43 = 48