Theo thống kê hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới. Bệnh nhân đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân của hầu hết các tai biến mạch máu não là do bạn mắc các bệnh lý khác có liên quan mật thiết đến tai biến mạch máu não. Sau đây là một số bệnh có nguy cơ gây tai biến mạch máu não cao mà chúng ta cần biết để phòng tránh kịp thời.
Căn bệnh có nguy cơ dẫn đến mắc tai biến
Người bị huyết áp cao
Đứng đầu danh sách là căn bệnh tăng huyết áp. Theo nghiên cứu cho thấy, có tới 75% bệnh nhân tai biến mạch máu não thể nhồi máu não có tăng huyết áp. Thành mạch máu bị tổn thương do chịu áp lực dòng máu lớn. Nó sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn nói chung và tuần hoàn não nói riêng. Những thành mạch bị tổn thương, có thể gây phình mạch nhỏ trong não. Dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa. Gây chít hẹp lòng mạch; cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não.
Những mảng xơ vữa này có thể bị bong ra, hình thành các cục máu đông. Làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não. Phòng ngừa tăng huyết áp cũng là một cách để phòng chống tai biến mạch máu não xảy ra. Hãy nhận thức được những căn bệnh mà mình mắc phải. Cũng như biết được bản thân có bị tăng huyết áp hay không để có thể kiểm soát được chúng.
Người bị bệnh tim
Tiếp theo bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não. Những người mắc bệnh tim có nguy cơ bị đột quỵ tai biến rất cao. Loại tai biến nhồi máu não gây ra bởi bệnh tim là do cục máu đông hoặc cục sùi từ buồng tim, van tim bị trôi theo dòng máu lên động mạch cảnh. Làm tắc đột ngột dòng máu nuôi não, gây ra đột quỵ nhồi máu não. Đó là những trường hợp bị bệnh rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ; u nhày nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tồn tại lỗ bầu dục.
Xơ mỡ động mạch
Xơ mỡ động mạch cũng là nguyên nhân dẫn đến tai biến. Do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại. Máu ứ lại và đóng thành cục máu đông. Gây tắc mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao làm tắc các mạch máu phía sau, gây tai biến.
Bệnh mạch máu nhỏ
Ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không chữa trị tốt, các động mạch nhỏ trên não bị hư hỏng và tắc nghẽn không cấp máu cho não được nữa cũng gây thiếu máu não dẫn đến tai biến.
Trên đây là những căn bệnh mà nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não rất cao. Nếu bản thân mắc phải một trong những căn bện trên thì hãy tìm cách chữa trị và kiểm soát nó để có thể hạn chế khả năng mắc bệnh tai biến mạch máu não.
Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân tai biến?
Khi bệnh nhân bị tai biến thì người nhà phải biết một số thao tác cơ bản sau trong thời gian chờ đợi xe cứu thương:
– Báo cáo rõ tình trạng của bệnh nhân để các y bác sĩ chuẩn bị, điều này rất có ích trong quá trình cấp cứu.
– Nới lỏng quần áo, tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
– Nếu người bệnh bị nôn cần nghiêng đầu sang một bên. Để tránh tính trạng xộc lên mũi gây khó thở. Khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo; sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
– Nếu có hiện tượng co giật ngay lập tức lấy que hoặc đũa có quấn vải để ngang giữa hai hàm răng, việc này giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.
Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu của tai biến thì bạn nên đi khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ để phát hiện sớm các mối nguy hại, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân trong tương lai.