Tìm hiểu bệnh loãng xương ở người già và cách phòng ngừa

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 29 Second

Loãng xương ở người già là căn bệnh phổ biến, chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch. Khi chúng ta già đi, tình trạng loãng xương sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vì ở độ tuổi này, không có gì đảm bảo mật độ xương đủ để bảo vệ xương chắc khỏe như lúc trưởng thành. Hiện nay, khoảng 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi có nguy cơ bị loãng xương. Bệnh loãng xương ở người già có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị loãng xương ở người già qua bài viết này nhé!

Tìm hiểu bệnh loãng xương ở người già là gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào. Tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được. Trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn. Trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già
Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già

Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng; giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Các bác sĩ thường khuyên dùng các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C. Giúp duy trì xương khỏe mạnh cũng như làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nguyên nhân người già có nguy cơ mắc chứng loãng xương cao

Tuổi cao, cơ thể bị lão hóa

Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng như dạ dày, đường ruột, gan, thận hay tạo cốt bào ngày càng bị lão hóa theo tuổi. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên thưa.

Nữ giới ở giai đoạn mãn kinh

Sau tuổi mãn kinh hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính.Trong khi đó, chức năng điều hòa và hấp thụ canxi cũng bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới.

Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới
Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới

Người bị mắc các bệnh mạn tính

Một số bệnh như suy thận, tuyến thượng thận, cường giáp trạng, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày… cũng là nguyên nhân gây loãng xương ở người già.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Những người cao tuổi đặc biệt phải duy trì cho mình một cuộc sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích. Đồng thời người già nên có những biện pháp tập luyện nhẹ nhàng, an toàn, phù hợp với lứa tuổi.

Việc tập luyện thể dục thể thao giúp cho xương tăng độ đàn hồi, giúp ích cho sự linh hoạt của tay chân trong mọi hoạt động.
Đồng thời, người già cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho xương như canxi, vitamin D, người già có thể sử dụng các loại sữa hoặc ăn thực phẩm nhiều vitamin D.

Chỉ ăn thực phẩm tốt cho xương

Người già bị loãng xương cũng đặc biệt chú ý đến việc không nên ăn các loại đồ ăn có hại cho xương như: Một số đồ uống có chứa axit photphoric gây nên những ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh loãng xương vì chúng khiến lượng canxi trong cơ thể bị đào thải ra bên ngoài theo nước tiểu.

Nên ăn các thực phẩm tốt cho xương
Nên ăn các thực phẩm tốt cho xương

Người già cũng không nên ăn các loại protein từ động vật không tốt cho xương. Và nhất là không nên ăn quá nhiều đậu tương. Bởi lẽ đậu tương có chứa chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.

Sử dụng thêm thuốc phòng ngừa loãng xương

Ngoài chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, để phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương; người cao tuổi có thể sử dụng thêm các loại thuốc đông y hoặc tây y.

Thuốc chống hủy xương là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và giảm chu chuyển xương. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị loãng xương. Người già đặc biệt cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Các loại thực phẩm chức năng được bảo chế từ sụn vi cá mập cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh cho xương của người già. Uống loại thuốc này có thể duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Ngoài ra, các bài thuốc đông y cũng mang lại hiệu quả không kém trong việc hỗ trợ điều trị loãng xương ở người cao tuổi. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa bệnh loãng xương từ cam thảo, lá lốt, quế,…

Tóm lại, việc điều trị loãng xương ở người già là một việc không hề khó nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân xung quanh cùng biết nhé!

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha − 1 = 1