Trẻ sơ sinh thường bú nhiều lần trong ngày, và trong quá trình bú bé cũng có thể nuốt vào một ít lượng không khí.. Nếu không được ợ hơi, không khí bị giữ lại sẽ gây đầy hơi, khó chịu, đôi khi là nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé. Cho bé ợ hơi sau khi bú sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn và tránh bị nôn trớ, nhất là đối với những bé bú bình. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết vỗ ợ hơi đúng cách. Vậy nên, các bà mẹ hãy theo dõi thông tin bên dưới đây của trang web trezax.com để có cách chăm sóc bé tốt nhất nhé.
Trẻ thường ợ hơi sau khi bú – Tại sao?
Có một thực tế mà bất kỳ ai khi nuôi con nhỏ đều nhận ra là trẻ rất hay ợ hơi sau khi bú sữa (kể cả sữa mẹ và sữa công thức). Đó là do bé bị đầy hơi.
Khi được sinh ra đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Lúc này, dạ dày của trẻ chỉ bé xíu như một quả mận nhỏ và chứa được khoảng 5-7ml sữa. Sau 3 ngày tuổi, dạ dày trẻ to dần và bằng quả trứng gà nhỏ, chứa được khoảng 22-27ml.
Vỗ ợ hơi cho bé sẽ có công dụng gì?
Vỗ ợ hơi cho bé mục đích chính là đẩy khí ở trong đường tiêu hóa của trẻ ra ngoài. Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, có thể bị đầy hơi bởi các nguyên nhân:
- Trẻ khóc, há miệng ra khiến trẻ nuốt một lượng khí lớn vào trong người
- Trong quá trình bú mẹ hoặc bú bình có thể khiến không khí và sữa cùng đi vào dạ dày của trẻ
- Trẻ bú chưa đúng tư thế, khiến trẻ nuốt phải nhiều khí
Không khí tồn đọng trong đường tiêu hóa của trẻ có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu, dễ nôn trớ, trào ngược. Nhiều người thấy trẻ quấy khóc. Và trẻ nôn trớ sau khi ăn lại hiểu nhầm rằng trẻ mắc bệnh gì; mà họ không biết rằng chỉ đơn giản là trẻ đang bị đầy hơi. Vỗ ợ hơi sẽ giúp trẻ:
- Đẩy được khí kẹt trong cơ thể ra ngoài
- Giúp trẻ thấy thoải mái, dễ chịu, không bị đầy bụng, ăn được nhiều hơn, ngủ ngon giấc
- Tránh nôn trớ, ọc sữa
Hướng dẫn các bà mẹ vỗ ợ hơi đúng cách cho trẻ sơ sinh
Có thể vỗ ợ hơi cho trẻ bằng 2 tư thế:
- Tư thế để bé nằm sấp trên cánh tay của bố hoặc mẹ. Lưu ý, tư thế này chỉ nên áp dụng khi bố mẹ có cánh tay khỏe và to bản
- Bế vác bé, để bé nằm song song với cơ thể bố hoặc mẹ, đầu dựa vào vai mẹ, một tay mẹ giữ cổ và đầu bé, một tay tiến hành vỗ ợ hơi.
Cách vỗ ợ hơi: khum bàn tay lại và vỗ vào lưng của trẻ sao cho tạo ra những tiếng nghe bồm bộp. Vỗ dọc lưng trẻ, theo chiều từ thắt lưng lên đến cổ để đẩy không khí từ dưới thoát lên trên. Khi khí được đẩy ra ngoài, có thể nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi hoặc trào một chút cặn sữa ra ngoài. Sau khi vỗ ợ hơi, thấy trẻ thoải mái. Và dễ chịu có thể cho trẻ ăn thêm nếu muốn. Đặc biệt với trẻ bú bình thì nên vỗ ợ hơi thường xuyên. Vỗ ợ hơi giữa bữa ăn và sau bữa ăn.
Những điều cần phải chú ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị một chiếc khăn sữa ở bên cạnh để lau khi bé ợ cặn sữa ra ngoài
- Lựa chọn tư thế vỗ ợ hơi thuận tiện, có thể nâng đỡ được đầu và cổ bé một cách chắc chắn, đảm bảo an toàn
- Thường xuyên vỗ ợ hơi, kể cả khi cho trẻ ăn ban đêm hay ban ngày.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải; cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine. Hay các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.