“Bà ấy ăn ba bữa một ngày, nhưng bà ấy vẫn nói với hàng xóm rằng anh chị không cho bà ấy ăn và để bà đói khát”, chị dâu nói, giọng đầy uất ức. Mẹ tôi năm nay 83 tuổi. Sau khi cha chúng tôi qua đời, người mẹ chuyển đến sống cùng con trai. Mình là con gái, mấy tháng mới đưa mẹ lên Hà Nội chơi. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, bố chồng tôi bị tai biến nằm liệt một chỗ, vợ chồng tôi phải đón ông về ở cùng để chăm sóc. Mẹ tôi không đến nhà tôi kể từ đó đến nay.
Câu chuyện của người con gái
Hai năm trước, mẹ tôi cũng bị tai biến. Hai tháng liền mẹ không đi lại được. Tôi chỉ có thể xin nghỉ phép, về chăm mẹ được 1 tuần rồi trở lại Hà Nội. Thấy mẹ ốm mà không chăm được, nhiều đêm tôi nằm nghĩ ngợi rồi khóc thầm. Chồng tôi biết vợ buồn nên động viên tôi cố gắng. Anh cũng khuyên tôi trích ra mỗi tháng 3 triệu gửi về góp thêm với anh chị nuôi mẹ.
Lúc đó, cả anh trai và chị dâu tôi đều nói, tôi cứ yên tâm, anh chị chăm mẹ đơn giản vì cả anh và chị đều đã nghỉ hưu. Nhưng việc chăm người ốm lâu dài là chuyện không đơn giản. Sau 2 tháng nằm liệt, mẹ ngồi dậy và nhúc nhắc đi lại được. Thế nhưng, mẹ lại bị lẫn, nhiều lúc đi vệ sinh không tự chủ. Chị dâu nhiều lần than phiền với tôi. Tôi cũng chỉ biết sắp xếp công việc, cuối tuần về với mẹ được vài ngày.
Sáu tháng trở lại đây, công việc của vợ chồng tôi gặp khó khăn. Cửa hàng kinh doanh của chồng đóng cửa còn tôi bị giảm lương. Vì thế, tôi không gửi tiền đều cho mẹ được nữa. Tôi bảo với anh chị là cố gắng khắc phục, khi nào có tiền tôi sẽ gửi. Anh trai bảo tôi đừng lo. Anh chị có lương. Tuy nhiên, chị dâu có vẻ không vui.
Cứ vài ngày chị lại điện thoại, lúc thì nói mẹ ăn khỏe, lúc lại bảo tiền thuốc tốn quá. Hôm qua chị lại điện cho tôi bảo, khi nào hết dịch, tôi đón mẹ đến ở cùng mấy tháng. Phần vì muốn mẹ thay đổi không khí, phần vì chị còn phải đi chăm cháu nội.
Nỗi lòng của người con
Chị còn bảo, ngày nào anh chị cũng cơm nước cho bà tử tế, cơm ăn 3 bữa. Nhưng cứ nói chuyện với hàng xóm hoặc có ai đó đến chơi, bà lại bảo đói, các con không cho ăn khiến anh chị rất bức xúc. Tôi đã khuyên chị đừng để ý chuyện đó vì ai cũng biết bà đã lẫn, nói chuyện không còn minh mẫn nữa.
Tuy nhiên chị vẫn khăng khăng bảo tôi đón mẹ về nuôi. Tôi càng nghĩ càng thấy bức xúc. Thật lòng tôi muốn đón mẹ nhưng hoàn cảnh của tôi hiện rất khó sắp xếp. Nhà tôi chỉ có 2 phòng ngủ, 1 phòng đã dành cho bố chồng bị liệt. Một phòng cho 3 mẹ con. Chồng tôi phải nằm ngoài sofa phòng khách mấy năm nay. Bây giờ tôi nên làm thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên?
Lời khuyên của bạn đọc
Tài khoản, Nguyen Dinh Quang: “Chắc bạn không còn mẹ hoặc mẹ bạn không thể ở với bạn được, cho nên bạn mới có thể nói những lời vô cảm như vậy. Bạn nên nhớ rằng anh trai tác giả là con của cụ bà, vậy con dâu với mẹ chồng lại là “người ngoài” à? Chưa kể, trước đó tác giả (con gái của cụ bà) cũng đều đều gửi tiền về để phụ giúp anh chị chăm mẹ. Chỉ có điều, từ khi dịch nên kinh tế không thuận lợi nên người chị dâu mới “dở chứng”.
Trước đó, tác giả cũng đã chăm mẹ, cho đến khi bố chồng bị liệt nên bà cụ mới về quê để ở. Ở nước ta, thông thường bố mẹ hay ở với con trai. Các cụ ít khi ở cùng con gái đã lập gia đình lắm, vì nhiều khi tâm lý ngại con rể. Nếu bạn làm mẹ chồng, khi ốm đau mà con dâu nó không động đến bạn thì bạn sẽ hiểu câu nói “có ăn nhạt mới biết thương mèo”. Đừng nói những lời vô cảm như vậy, bố mẹ 2 bên đều phải coi như nhau thì sau này con bạn mới có thể yêu thương và chăm sóc bạn lúc về già.
Vu Huong: “Nói thêm là tôi nói rõ với chồng tôi là cha mẹ ai người đó chăm, tôi không chăm cha mẹ chồng và tôi cũng không yêu cầu chồng chăm cha mẹ tôi”.